Độc đáo với món ăn từ những bông hoa quen thuộc

Thường nghĩ đến bông hoa người ta chỉ nghĩ ngay đến công dụng của nó là trang trí, nhưng với một số loài hoa dưới đây thì không đơn giản như vậy mà bạn còn có thể chế biến và thưởng thức chúng, bên cạnh đó chúng còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đảm bảo ngon đến nỗi bạn không thể cưỡng lại được.

Bạn đã quá chán với các món kho, và muốn làm mới thực đơn của mình thì bài này chính là một gợi ý thú vị đó.

Thường nghĩ đến bông hoa người ta chỉ nghĩ ngay đến công dụng của nó là trang trí, nhưng với một số loài hoa dưới đây thì không đơn giản như vậy mà bạn còn có thể chế biến và thưởng thức chúng, bên cạnh đó chúng còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đảm bảo ngon đến nỗi bạn không thể cưỡng lại được.

Bông điên điển

Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và vùng Đông Tháp Mười, cây điên điển trổ bông vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa nước nổi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Một số món ngon chế biến với bông điên điển có ích cho sức khỏe như: bông điên điển muối chua, bông điên điển xào trứng, canh bông điển cá rô đồng, canh chua bông điên điển, lẩu cá linh bông điên điển, bánh khọt bông điên điển...

Trong đó canh chua cá linh bông điên điển là món ngon bạn phải nhất định thử qua, mùa nước nổi miền Tây về là món này trở nên phong phú hơn bao giờ hết, vị  chua thanh của bông điên điển, vị béo của cá linh, một chút đăng đắng tạo thành hương vị khó quên.

Cách nấu canh chua cá linh bông điên điển

Trước hết bạn cần chuẩn bị cá linh đã lấy bỏ ruột, rửa sạch và để ráo. Lấy thêm bông điên điển, nhớ cắt bỏ những bông bị dập, héo đi và rửa sạch.

Cắt khúc 2 nhánh hành lá và giữ lại đầu hành trắng. Cắt ớt và ngò gai thành khúc nhỏ. Sau đó lấy nồi bắt đầu nấu canh, nấu sôi 1 lít nước cùng với phần đầu hành trắng lúc nãy. Cho thêm nước me, mắm, muối, bột ngọt, đường, ớt vào. Nêm nếm đến khi thấy gia vị vừa ý. Cho nhanh cá linh vào, thấy canh sôi là có thể tắt bếp ngay vì cá linh rất nhanh chín. Thêm vào bông điên điển, hành lá và ngò rí vào, nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng.

Cuối cùng bạn cũng đã có một nồi canh chua cá linh bông điên điển đậm chất miền tây rồi nè. Quá dễ để nấu đúng không nào?

 

***Bạn có biết: ***Trong Đông y thì bông điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, nhuận trường và lợi tiểu, thường dùng trong các trường hợp cảm sốt do táo bón, mất ngủ, ăn uống kém. Còn theo kinh nghiệm dân gian miền tây sông nước, người ta dùng bông điên điển làm thuốc bổ tim (dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200g và ăn liên tục trong nhiều ngày). 

Bông so đũa

Khác với bông điên điển chỉ có vào mùa nước nổi, bông so đũa có quanh năm do loài cây này đã được trồng để bán hoa như các loại rau thông thường. Là loại cây được trồn nhiều ở vùng sông nước Cửu Long, bông điên điển cũng là món ăn khá phổ biển ở đây.

Tận dụng các lợi ích từ loại bông này, người dân sông nước đã chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, lạ miệng lại tốt cho sức khỏe. Có thể kể tới như canh chua tôm bông so đũa, canh chua cá lóc so đũa, bông so đũa chiên giòn hoặc làm lẩu chua cùng với chuối hoa, cà chua, tôm và cá...

Trong đó lẩu tôm càng bông so đũa là được người dân ưa chuộng nhất, vị đắng dịu của bông so đũa kết hợp cùng với các loại rau thơm, ăn với cơm hay bún rồi thêm cả tôm càng và vị cá béo ngậy kết hợp đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho món này.

Cách làm lẩu tôm càng bông so đũa

Bạn cần chuẩn bị tôm càng đã rửa sạch, lột bỏ vỏ và lấy chỉ trên lưng tôm.

Lấy một ít bông so đũa đã bỏ nhụy, rửa sạch sắp chung quanh đĩa và thêm bông chuối. Đun sôi 500ml nước dùng, nêm nước me vào nồi cùng với đường tán và nước mắm. Nêm thêm bột gà và gia vị cho vừa ăn. Thêm hành phi, rau ôm, ngò gai, ớt cắt khoanh. Nếu có thêm bông điên điển thì càng tuyệt vời hơn.

Khi dùng nhúng tôm vào nồi nước dùng đã nêm, ăn tới đâu thì nhúng tôm và bông so đũa đến đó. Bông so đũa nhúng tái thì giòn, ngon và lạ miệng bởi vị đặc trưng của nó. Thêm chút rau thêm như húng quế và rau om, tỏi phi vào cùng. Dùng nóng kèm với bún và nước mắm, kèm vài lát ớt.

Bạn lưu ý khi sơ chế: nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon nha.

***Bạn có biết: ***Bông so đũa chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng về hàm lượng vitamin và có nhiều khoáng tố như canxi hay sắt tốt cho cơ thể, đặc biệt trong bông đũa có hai loại sắc tố agathin màu đỏ và xanhthoagathin màu vàng có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Người Nam bộ thường dùng bông so đũa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, sưng phù nề và sốt cách nhật.

Bông thiên lý

Không giống như bông điên điển, bông bí, bông lục bình...chỉ xuất hiện trong những bữa cơm đạm bạc miền quê thì bông thiên lý khá được ưa chượng với cả người thành phố. Bông thiên lý còn gọi là dạ lý hương, hoa nhỏ, màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh.

Ban đầu, nhiều người sẽ không mấy mặn mà với những món bông thiên lý, nhưng càng ngày càng có nhiều người yêu quý bông thiên lý có mùi hương dung dị và mộc mạc này. Nhiều gia đình còn trồng riêng một giàn thiên lý trước sân, ngoài chức năng làm đẹp lại có thêm một món rau thường trực sẵn trong vườn.

Từ bông thiên lý có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra các món ăn hấp dẫn khác nhau như bông thiên lý xào bò, gỏi bông thiên lý, bông thiên lý nấu canh giò heo, canh bông thiên lý tôm tươi, canh bông thiên lý nấu thịt viên, canh thiên lý cua đồng...

Trong đó món bông thiên lý xào thịt bò được xem là phổ biến và là món ăn hàng ngày của người dân. Vì là món ăn dân dã nên cách làm cũng không khó.

Cách làm bông thiên lý xào thịt bò

Đầu tiên cần chuẩn bị ít lạng thịt bò cắt mỏng, rồi ướp thịt bò với hạt nêm, tiêu, dầu mè và tỏi băm. Để 15 phút cho thấm.

Lấy bông thiên lý nhặt bỏ phần úng, bỏ cuống già, rửa sạch và để ráo. Cho thịt bò vào xào với tỏi băm. Thịt bò vừa chín tái thì trút ra, tránh xào lâu sẽ làm thịt bị dai. Tiếp tục xào bông thiên lý, cũng xào với lửa lớn, đảo nhanh tay. Nêm gia vị vừa ăn. Trút phần thịt bò trở lại vào chảo, đảo nhanh, tắt bếp.

Vậy là đã xong món bông thiên lý xào thịt bò siêu đơn giản rồi nè, hàng ngày lấy bông thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ có tác dụng đau nhức xương cốt.

Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

Bạn có biết: Theo Đông y, bông thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ tròn giấc, đỡ mệt mỏi, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại thì trong bông thiên lý có rất nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm cả chất xơ, chất đạm và các loại vitamin khác. Bông thiên lý còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp điều trị rất tốt một số trường hợp như giúp giảm cân, chữa tiểu buốt, trị giun kim, chữa mất ngủ, phòng rôm sảy, giảm đau mình, chữa vô sinh…

Bông bí đỏ

Bông bí đỏ có màu vàng ẩn hiện trong khóm lá tròn to và xanh rì. Thường được gieo trồng sau mùa mưa và có bông sau 2 tháng gieo hạt. Bông bí là thứ tinh túy nhất trên cây bí đỏ, không chỉ ăn ngon mà còn là một vị thuốc rất quý giá.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nói rằng bông bí đỏ là loại thực phẩm “rau toàn năng” vì nó có “chất dinh dưỡng cao hơn tất cả các loại rau”.

Bông bí thường được nấu thành những món ăn ngon hấp dẫn như bông bí xào tôm khô, bông bí xào thịt bò, gỏi cuốn bông bí tôm, canh cua đồng bông bí, bông bí hấp giò sống, bông bí xào tỏi, canh bí nấu sườn...

Trong các món thì bạn nên thử bông bí xào tôm thử xem, đảm bảo mới lạ và cực kì ngon miệng cho xem.

Cách làm bông bí xào tôm

Bạn cần chuẩn bị bông bí tước xơ đi rồi cắt ngắn, ngâm 3 -4 lần nước, vớt ra để ráo. Cắt 1/2 trái hành tây thành múi cau.

Bóc vỏ tôm tươi, bỏ đầu và rút chỉ đen ở lưng tôm. Ướp tôm với hạt nêm và tiêu trong khoảng 5 phút. Cho thêm dầu và tỏi băm vào chảo nóng để phi thơm, sau đó cho tôm vào xào cho đến khi tôm chuyển màu đỏ hồng.

Tiếp theo cho thêm bông bí và hành tây vào xào chung. Khi bông bí chín tái cho nước mắm và bột ngọt vào, đảo đều đến khi bông bí chín thì cho thêm chỗ tỏi băm còn lại vào chảo và nêm nếm lại lần cuối.

Bạn có biết: Theo Đông y, bông bí là loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, nhuận tràng, cầm mồ hôi và giúp cố tinh. Bông bí đỏ có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, có thể giúp chống lão hóa tế bào, kháng ung thư. Màu vàng của bông bí đỏ có chất beta-caroten, đây là những chất chống oxy hóa tế bào rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người tiêu thụ thực phẩm giàu beta-caroten có tần suất mắc bệnh ung thư rất thấp. Bông bí còn có tác dụng phòng bệnh tim mạch, huyết áp, phòng bệnh loãng xương, tăng cường thị lực...

Bông kim châm

Bông kim châm (còn gọi là bông hiên) thường được trồng làm cảnh ở những vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng) ở Đà Lạt. Thường bông kim châm ra bông vào mùa hạ và mùa thu. Khi mua bông tại chợ, các bà mẹ nên mua bông màu vàng cuống xanh, đừng nhầm lẫn nấm kim châm.

Ngoài tác dụng làm thuốc, kim châm cũng là một món ăn ngon dành cho dân sành điệu, tuy vậy không phải nguyên liệu nào cũng phối hợp với bông kim châm đâu. Cách chế biến thông dụng nhất là nấu canh. Bên cạnh đó cũng có các món xào như bông kim châm xào bò, bông kim châm xào nghêu có cả cháo nấu bông kim châm, cá diếc nấu bông kim châm, bông kim châm nấu canh dâu tầm, canh thịt heo bông kim châm... Dù làm cách nào, kim trâm vẫn giữ được vị ngon, ngọt rất đặc trưng của mình.

Trong đó món bông kim châm xào thịt bò được nấu phổ biến nhất trong các bữa cơm của vùng cao. Bạn thử xem công thức này đơn giản như thế nào nhe.

Cách làm bông kim châm xào thịt bò

Cắt lát mỏng lạng thịt bò, ướp với tỏi băm nhỏ, hạt nêm, đường, tiêu, để thịt bò thấm. Lấy hoa kim châm ngắt bỏ nhụy, rửa sạch để ráo. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi băm và hành tím băm rồi cho thịt vào xào sơ qua, vớt ra.

Thêm vào chảo 2 muỗng canh nước sôi, cho vào muối, thả hoa kim châm vào trộn đều vừa chín, trút thịt bò vào trộn đều, tắt lửa.

Và bạn đã có ngay món ăn vừa lạ vừa độc lại vừa ngon miệng nữa nè.

Chú ý: Không dùng bông kim châm để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Dùng liều cao có thể gây mờ mắt. Những người dạ dày và ruột có thấp nhiệt, thấp độc, không nên dùng.

Bạn có biết: Theo Đông y, bông kim châm có tác dụng làm tăng lượng tiểu cầu trong máu, chữa đổ máu cam, an thai, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, giúp ăn ngon ngủ yên, sáng mắt…Còn theo y dược học hiện đại, bông kim châm là nguyên liệu tốt để bào chế tân dược. Loại hoa này chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như protein, chất béo, đường khử và là nguồn cung cấp vitamin dồi dào.

Bông lục bình

Lục bình còn được gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, thường được trồng và mọc hoang dại nhiều chủ yếu là ở sông nước miền Nam. Nhưng dạo gần đây người Hà Nội cũng săn tìm lục bình làm đặc sản. Bông lục bình có màu xanh tím nhạt không đều, cánh hoa có một đốm vàng.

Bông lục bình sau khi hái xong thì rửa sạch và cách ăn phổ biến nhất là ăn sống chấm với nước mắm cá lóc kho thịt và ăn với cơm trắng thì quả là ngon không còn gì bằng. Bông lục bình ngọt thanh thanh chấm với nước đậu kho béo bùi làm bữa cơm của những trưa hè trở nên mát dịu lạ thường. Bên cạnh đó, bông lục bình còn được chế biến ra những món ăn hấp dẫn như bông lục bình xào thịt bò, bông lục bình xào tỏi, bông lục bình nấu canh chua, bông lục bình ăn với lẩu mắm...

Ngoài ăn sống, bông lục bình còn để nấu canh chua, bóp gỏi hay xào tái, kiểu gì cũng ngon.

Bếp Cười sẽ giới thiệu cho bạn cách thực hiện món canh chua lươn với bông lục bình nè, vừa lạ mà siêu ngon luôn.

Cách làm canh chua lươn với bông lục bình

Ban đầu bạn cần chuẩn bị vài con lươn, chế biến sơ qua lươn bằng cách đem lươn vào đống tro vuốt cho sạch nhớt, sau đó đem rửa lại nước giấm cho thật sạch, mổ bỏ ruột và để ráo nước. Rồi lấy bông lục bình đem đi rửa sạch, ngắt khúc nhỏ và để ráo nước.

Cho dầu ăn phi thơm với tỏi băm trên chảo nóng rồi thả lươn vào chảo, đảo sơ qua. Cho thêm muối và đường xào sơ cho gia vị thấm đều rồi gắp lươn ra đĩa.

Nếu có trái giác thì bạn nên chọn trái giác xanh, nhưng nhớ phải thêm vào một vài trái giác chín để khi nấu cho ra nước màu tim tím trông bắt mắt hơn. Trái giác cùng với những tép sả đập dập cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa phải. Khi thấy trái giác vừa độ phân rã thì vớt hết xác bã trái giác ra bỏ đi, sau đó cho những khoanh lươn đã xào sơ vào nồi nấu chung với cọng và bông lục bình, đợi lươn chín thì nêm nếm cho vừa ăn.

Món canh chua lươn bông lục bình màu tim tím siêu lạ siêu ngon luôn đúng không nè?

Bạn có biết: Theo Đông y, bông lục bình có tính mát, tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Người cao huyết áp mãn tính dùng bông lục bình chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn. Còn theo y học hiện đại, bông lục bình được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp.

Tất cả những bông hoa trên đều là những bông mọc dại hoang sau đồng, dọc theo mé sông và tất cả chúng đều được tận dụng để chế biến món ăn. Những đĩa bông xào, những tô canh không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe bạn hơn đó. Thử làm xem nào?!

Sưu tầm