Điểm danh những thực phẩm màu tím có mật độ chất chống oxy hóa

Hành tím, bắp cải tím, cà tím, khoai lang tím, nho tím... và rất nhiều thực phẩm có màu tím đều có mật độ chất chống oxy hóa cơ thể cao, chống lão hóa, kháng viêm hiệu quả.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Matthew Plowman những thực phẩm có màu tím thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng chứa mật độ chất chống oxy hóa cơ thể cao, có thể chống lão hóa, trẻ lâu, chống viêm nhiễm, hạn chế bệnh tật... Cùng điểm danh các thực phẩm màu tím sau đây để bạn có thể chủ động chế biến chúng cho bữa ăn của gia đình mình nhé!

Bắp cải tím

Đây là món ăn quen thuộc và được xem là thần dược dưỡng nhang của các chị em phụ nữ. Ăn bắp cải tím không chỉ bổ sung một lượng lớn chất sơ cho cơ thể mà còn có nhiều vitamin A, C và anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa cơ thể, giúp da ẩm, mịn, trông trẻ lâu. Bắp cải tím thường được chế biến thành các món salad ăn khai vị, ăn kiêng hay giảm cân, ...

Củ hành tím

Ngoài chất anthocyanin chống oxy hóa mạnh, hành tây tím còn chứa nhiều chất sơ, cali, canxi, natri và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, giảm triệu chứng viêm khớp, bệnh gút, chống lại bệnh lao, nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiêu, ... Ngoài làm salad trộn cùng các loại rau củ thì hành tây tím còn thích hợp cho các món xào, làm nhân cho món chiên, ... Khi cắt hành tây dễ cay mắt (do hành tây bị cắt sẽ giải phóng một loại khí có tên gọi là propanelthial sulfoxide - một hợp chất lưu huỳnh dễ bat hơi) nên bạn có thể áp dụng Cách cắt hành tây không cay mắt nhé!

Cà tím

Bên trong một quả cà tím rất giàu khoáng chất, chất sơ, vitamin B1, B12, sắt, kẽm, phốt pho, magie, ... Đặc biệt phần vỏ màu tím có chứa anthocyanins - chất chống oxy hóa mạnh. Do đó, khi chế biến cà tím bạn không nên gọt bỏ phần vỏ nhé! Cà tím có thể cắt cắt ăn như rau sống hoặc có thể đem nướng chín rồi khèo dầu, nước tương hoặc có thể đem kho, xào tùy thích.

Khoai lang tím

Ăn 2 củ khoai lang tím mỗi tuần sẽ có tác dụng không nhỏ cho sức khỏe. Bổ sung nhiều khoáng chất, chất sơ, axít folic, vitamin C, sắt, kali, ... cho cơ thể, chất chống oxy hóa khiến da mịn màng. Khi da bị sưng đỏ, đau rát bạn có thể đắp lên vài lát khoai lang tím sẽ giảm triệu chứng viêm, thâm. Khoai lang tím có thể đơn giản là luộc chín rồi ăn (có thể thêm ít muối hoặc đường trong quá trình luộc), nấu chè khoai lang hoặc làm bánh, ...

Trái việt quất

Trong quả việt quất chứa nhiều khoáng chất  như sắt, kẽm, đồng, selen, vitamin A, B phức tạp, C, E và chất chống oxy hóa mạnh anthocyanin giúp chống lão hóa, kháng viêm, tăng cường miễn dịch, đề kháng các bệnh truyền nhiễm. Việt quất có thể làm sinh tố, mứt hoặc kem ăn rất làm hấp dẫn luôn nhé!

Nho tím

Theo nghiên cứu của ĐH Y Harvard, dưỡng chất chất resveratrol có trong trái nho tím là chất chống ôxy hóa tự nhiên, làm cho các enzym làm chậm quá trình lão hóa, tăng ổn định di truyền DNA và kéo dài tuổi thọ lên 70%. Ngoài ra, trong nho có chứa hàm lượng tanin cao (một polyphenol được hấp thụ trong ống ruột) giúp chống virut, u nhọt, kháng khuẩn. Nho tím có thể ăn trự tiếp hay đem làm mứt (dạng khô), sinh tố, đặc biệt là rượu nho.

Dâu tằm

Trong dâu tằm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, caroten, tanin, ... giúp kháng khuẩn, tiêu viêm ngừa bệnh truyền nhiễm. Chống lão hóa da, cải thiện chức năng da, trắng da và cải thiện thị lực. Dâu tằm có thể dùng làm mứt, rượu, sinh tố hay đơn giản làm nước ép rất bổ dưỡng.

Cà rốt tím

Cà rốt tím có nhiều dinh dưỡng hơn cam. Giàu anthocyanine chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ thành mạch, trung hòa các enzyme gây tổn hại collagen, mô liên kết. Cà rốt tím có thể ép lấy nước uống, xay sinh tố, bào mỏng trộn salad hay cắt nhỏ cho các món canh, xào, ...

Đậu lăng tím

Ngoài chất chống oxy hóa anthocyanine, ăn đậu lăng còn giúp bổ sung lượng chất sơ, protein, vitamin A, B1, B2, C, glycosides cyanogenic, tyrosinase, hỗ trợ giảm cholesterol máu. Đậu lăng thích hợp giòn mát thích hợp cho món salad trộn hoặc đem xào chín sơ để giữ được nhiều các dưỡng chất.

Bắp tím

Ăn bắp tím không chỉ bổ sung tinh bột, chất sơ, khoáng chất kẽm, đồng, mangan, magie, kali, vitamin B5, B9 và niacin dồi dào, đặc biệt chất anthocyanin chiết xuất từ ngô tím có khả năng giết chết tới 20% tế bào ung thư trong ống nghiệm, giảm viêm sưng hiệu quả. Bắp có thể luộc ăn, xào bơ, nấu canh, súp hoặc chè tùy thích.

Qua thông tin trên ta thấy được lợi ích của chất anthocyanine chứa trong các thực phẩm tím là quan trong như thế nào rồi nhé! Do đó, việc hình thành thói quen tiêu thụ thực phẩm có màu tím không chỉ đem lại sự mới mẻ trên bàn ăn, kích thích ngon miệng mà điều quan trọng là có thể sống khỏe, sống lâu nữa nhé!

(Tổng hợp)